Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Search in posts
Search in pages

Nghi vấn Lê Đức Nguyên đa cấp coin lừa đảo bị cướp 35 tỷ – lừa đảo cướp tiền nhau

Lộ diện “doanh nhân tiền ảo” Lê Đức Nguyên, nạn nhân vụ cướp 35 tỷ trên cao tốc : Sự thực là một tên đa cấp lừa đảo xuất thân từ Bitkingdom ?

Vụ cướp 35 tỷ đồng trên đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây đã khiến dư luận không khỏi xôn xao về sự liều lĩnh của các đối tượng thực hiện. Cùng với đó là những thắc mắc đi kèm, liên quan đến nạn nhân của vụ án này : Liệu vị doanh nhân này là ai ? Ví điện tử nào có thể chuyển 35 tỷ đồng trong một lúc như vậy ? …

Lộ diện doanh nhân tiền ảo

Sau 1 tháng điều tra và theo dõi, ngày 22.6, Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) đã bắt giữ một băng nhóm dàn cảnh để bắt cóc một gia đình doanh nhân, cướp tài sản ước tính lên đến 35 tỉ đồng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nạn nhân của vụ việc lần này là một doanh nhân có tiếng trong lĩnh vực tiền ảo, người đàn ông này có tên là Lê Đức Nguyên.

Lật lại lịch sử về tiền ảo, chúng tôi không khó để nhận ra cái tên Lê Đức Nguyên này bởi nó gắn liền với sự sáng lập của sàn tiền ảo Bitkingdom từ những năm 2016 đến 2018. Điều mà sàn ảo này để lại cho người chơi tới thời điểm hiện tại đơn giản là: Sập sàn, lừa đảo và một đống nợ nần.

Vào năm 2018, Lê Đức Nguyên cùng với 6 người khác nổi lên là một thủ lĩnh, kêu gọi đầu tư vào sàn tiền ảo mang tên Bitkingdom với phương châm giúp thoát nghèo.
Trong số đó, một “cộng sự” của Nguyên có tên Hồ Xuân Văn (sinh năm 1988) đã thực hiện trót lọt thương vụ lừa đảo 15.000 tỷ đồng, khiến 32.000 người sập bẫy từ đồng tiền ảo iFan.

Bitkingdom đã lừa đảo trót lọt như thế nào ?

Mặc dù ngân hàng nhà nước đã khuyến cáo về những rủi ro lớn liên quan tới đồng tiền ảo Bitcoin, tuy nhiên nhiều nhà đầu tư đã bất chấp giao dịch, từ đó mô hình mua bán tiền ảo xuất hiện ngày càng phổ biến. Ở thời điểm năm 2016, các sàn tiền ảo mọc lên như nấm sau mưa, rồi Bitkingdom cũng từ đó xuất hiện với 7 cái tên sáng lập trong đó có Lê Đức Nguyên.

“Chỉ cần đầu tư số vốn khoảng 10 triệu đồng, bạn sẽ có cơ hội kiếm được 100 tỷ sau 3 năm”, “Bitkingdom là một trung tâm cộng đồng toàn cầu… có sứ mệnh “Trao quyền cho Cộng đồng – Kết thúc nghèo”… những lời quảng cáo hết sức hấp dẫn của tổ chức Bitkingdom trên một số trang mạng xã hội gần đây. Thậm chí, thành viên của cộng đồng Bitkingdom tại Việt Nam còn nhiệt tình tư vấn, chỉ cần đổi tiền thật lấy tiền ảo, tham gia vào hệ thống sẽ có ngay lợi nhuận.

Không khác gì mô hình đa cấp Ponzi, Bitkingdom lợi dụng việc lôi kéo những người thiếu hiểu biết. Bằng việc chia phần trăm hoa hồng cho những thành viên mới tham gia và kêu gọi được người tham gia, sàn tiền ảo này ngày càng đông người chơi hơn.

“Khi đầu tư 10 triệu tương ứng 1 bitcoin, sẽ được lợi nhuận 1%/ngày, 30%/tháng, sau 30 ngày, bạn có thể rút cả gốc lẫn lãi về”. Với siêu lợi nhuận này, quả thật ngay cả BillGate, Donald Trump, Jack Ma hay Robert Kiyosaki cũng phải chào thua.

Với các chiêu trò “bùa phép”, sàn tiền ảo này dần lôi kéo được hàng nghìn người đổ tiền tham gia với số tiền thật bỏ ra lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Với tham vọng sẽ đổi đời nhanh chóng, người chơi bắt đầu cắm đất, bán nhà, vay mượn khắp nơi, tìm mọi cách đổ hết tiền vào để chờ ngày đồng ảo tăng giá.

Tuy nhiên, tới khi sàn đã quá tải và những tên cầm đầu đã “no đủ”, Bitkingdom chính thức bị sập. Cho tới lúc đó, những người chơi sàn ảo này mới ngộ nhận ra mình đã là nạn nhân của một phi vụ lừa đảo quy mô lớn, còn những tên cầm đầu trang web đã ôm hết toàn bộ số tiền và bỏ trốn, để lại hậu quả nghiêm trọng.

Với số tiền lên tới 50.000 tỷ đồng (tính theo tỷ giá tiền ảo), nhiều nạn nhân đã phải ôm hận, bán nhà bán cửa và thay đổi cuộc sống, kéo theo đó là những hệ luỵ khó khăn, và gánh nặng xã hội vì bị chính tên “doanh nhân ảo” Lê Đức Nguyên dắt mũi, lừa đảo.

Và cho tới thời điểm hiện tại, Lê Đức Nguyên như một “bóng ma” thoắt ẩn, thoắt hiện và luôn là ông trùm đứng sau những sàn tiền ảo. Để tránh bị phát hiện, Nguyên không bao giờ ra mặt và dần lột xác trở thành một “doanh nhân” như ở thời điểm hiện tại.

Lợi dụng đa cấp lừa đảo và sự tín nhiệm, Lê Đức Nguyên đã và đang khiến nhiều nạn nhân phải gặp rủi ro về những sàn tiền ảo mà do chính anh ta tạo ra, điển hình là vụ lừa đảo ở Đà Nẵng cũng chính là nguyên nhân gây ra vụ cướp 35 tỷ xảy ra trên cao tốc Long Thành – Dầu Giây xôn xao những ngày qua.

Thiết nghĩ số tiền này nên xung vào công quỹ nhà nước sẽ hợp lý hơn. Vụ cướp 35 tỷ này thật chất là bọn cướp tranh giành tiền của nhau mà thôi !

Lê Đức Nguyên này trước biệt danh là Lucas Nguyen – lừa đảo cùng với Tuấn cam (Tuấn Euro) và chơi với KaoVan cũng là tên lừa đảo coin mà thôi. Sau này xích mích nên tách ra 2 dự án riêng. KaoVan chạy dự án đa cấp DRK coin cũng trá hình ponzi !

Đánh giá của bạn đọc

Vắng vẻ quá ... hãy để lại đánh giá đầu tiên!
* Bài viết được sửa đổi lần cuối vào lúc 12:32 chiều ngày 20 Tháng Tư, 2020
Sidebar